• Từ tháng 11/2023, các thành viên (ngoại trừ nhóm Thợ cả) chỉ có thể đăng bài viết sau khi hoàn thành việc xác thực thành viên bằng cách viết bài giới thiệu tại đây
  • Người tạo chủ đề nhatoiban
  • View 522

nhatoiban

Thợ cả
NTB10
Môi giới
Công ty Pfizer sẽ cung cấp 31 triệu liều vaccine cho Việt Nam trong quý 3 và 4 năm 2021, đảm bảo đúng lộ trình hai bên đã thống nhất.

Chiều 18/5, ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Y tế, nói với VnExpress "Bộ Y tế đã ký hợp đồng với Công ty Pfizer mua 31 triệu liều vaccine. Hãng dược này cam kết bán vaccine cho Việt Nam với giá thấp nhất, dành cho các nước có thu nhập thấp". Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế chưa thông tin về giá bán cụ thể.
Được biết quá trình đàm phán để đi đến thoả thuận với Pfizer đã được Bộ Y tế liên tục thúc đẩy suốt thời gian qua. Nội dung đàm phán tập trung vào những điều khoản trong thoả thuận giữa hai bên liên quan đến trách nhiệm pháp lý, vấn đề thanh toán, bồi hoàn, các rủi ro khi thực hiện thoả thuận trên nguyên tắc tuân thủ luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Ngoài hợp đồng trên, Bộ Y tế tiếp tục đàm phán với nhiều đơn vị để mua vaccine như Astra Zeneca, Moderna, Gamelaya (Nga)... Bộ cũng đang đẩy mạnh tiếp cận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.
biontech-aims-for-2-billion-co-3485-1794-1621335670_r_460x0.jpg


Một lọ vaccine Pfizer ở Đức hồi tháng một. Ảnh: Reuters
Trước đó chiều 17/5, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc mua vaccine phòng Covid-19 của Công ty Pfizer, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ việc mua vaccine là cần thiết, cấp bách theo đúng kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nghị quyết của Chính phủ
Bộ Y tế chịu trách nhiệm về lựa chọn loại vaccine phòng chống Covid-19. Trong điều kiện "chống dịch như chống giặc", khan hiếm vaccine trên toàn cầu, để sớm có vaccine và tiêm cho nhân dân, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế và các bộ, ngành "nêu cao tinh thần trách nhiệm vì sức khỏe nhân dân, sức khỏe cộng đồng, lợi ích của quốc gia, dân tộc, cùng cộng đồng trách nhiệm, thống nhất thực hiện các giải pháp để có vaccine sớm nhất".
Lãnh đạo Chính phủ nêu rõ đây là tình huống cấp bách, vì thế việc mua vaccine phải được xử lý theo quy định của pháp luật về các trường hợp đặc biệt, cấp bách và phải được thực hiện ngay.
Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp khẩn trương xin ý kiến thành viên Chính phủ và dự thảo Nghị quyết của Chính phủ việc mua vaccine của Công ty Pfizer; thực hiện quy trình liên quan trước 9h sáng ngày 18/5.
Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến thẩm định chính thức bằng văn bản về phương án mua vaccine phòng Covid-19 do Bộ Y tế đề xuất, đồng thời dự thảo quyết định phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu, báo cáo Thủ tướng.
Vaccine Pfizer do hãng dược Mỹ Pfizer và hãng công nghệ sinh học Đức BioNTech phát triển. Cuối năm 2020, hãng công bố giá bán là 39 USD một liệu trình gồm 2 mũi tiêm (mỗi liều giá 19,5 USD).
Tuy nhiên, hồi tháng 4/2021, ông Albert Bourla, Giám đốc điều hành (CEO) Hãng Pfizer, cho biết giá bán vaccine ở nước giàu như Mỹ và châu Âu có thể cao hơn; các nước nghèo có thể được mua với giá gốc. Pfizer cũng cam kết bán 40 triệu liều cho chương trình Covax, nhằm hỗ trợ cung cấp cho các nước nghèo.
Theo VnExpress

 
Last edited by a moderator:

Triệu Tử Long

Đốc công
Thợ cả
Premium
NTB478
Cá nhân
Hiệu quả vượt mong đợi của vaccine Covid-19
Các loại vaccine Covid-19 có hiệu quả rất cao trong triển khai thực tế, theo các nghiên cứu mới được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố.

Hàng nghìn người đã được tiêm phòng trong các phiên thử nghiệm lâm sàng của hãng Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson (J&J). Kết quả thử nghiệm cho thấy, vaccine Pfizer có hiệu quả 95% trong ngăn ngừa Covid-19, tỷ lệ tương tự ở Moderna là 94,5%, Johnson & Johnson 72%. Tuy nhiên, rất khó để so sánh ba thử nghiệm vì chúng diễn ra ở các địa điểm và thời gian khác nhau. Giờ đây, các nghiên cứu dựa trên chiến dịch tiêm chủng thực tế đã đưa ra bằng chứng rõ ràng hơn về tác dụng của vaccine và khả năng chống lại các biến thể mới.

Theo một nghiên cứu của CDC dựa trên 500.000 nhân viên y tế đã được tiêm chủng đầy đủ, hai mũi vaccine của Pfizer và Moderna có thể giảm 94% nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng liên quan tới Covid-19.


Một báo cáo vào tháng 3 của CDC cho thấy một liều vaccine Pfizer hoặc Moderna có hiệu quả 80% trong ngăn ngừa Covid-19 không có triệu chứng. Hiệu quả lên tới 90% sau khi tiêm hai liều. Nghiên cứu tại Israel cho thấy vaccine Pfizer có hiệu quả 94% trong phòng chống bệnh không có triệu chứng. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy vaccine giúp giảm khả năng lây truyền virus.

Ngoài ra, nghiên cứu từ chiến dịch tiêm chủng Isarel đăng trên Tạp chí Lancet hồi đầu tháng 5 cũng tiết lộ, vaccine Pfizer giúp bảo vệ khỏi nguy cơ nhập viện do bị bệnh nặng là 97%, bảo vệ khỏi tử vong là 96%. Vaccine giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm khi tiêm tới 50% dân số, và khi độ bao phủ đạt 72%, các đợt bùng dịch dường như không xuất hiện.

Vaccine J&J cũng có hiệu quả thực tế khớp với kết quả thử nghiệm. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra J&J có tác dụng phòng bệnh khoảng 76%. Thử nghiệm lâm sàng trước đó ghi nhận độ hiệu quả 74% trong ngăn ngừa bệnh không có triệu chứng.

Cả ba loại vaccine đều được chứng minh hiệu quả cao đến mức ngày 13/5, CDC thay đổi hướng dẫn, cho phép người Mỹ được tiêm chủng đầy đủ có thể bỏ khẩu trang hoặc không cần giãn cách khi tham gia các hoạt động trong nhà hay ngoài trời. Anne Rimoin, giáo sư dịch tễ học tại Đại học California, Los Angeles, nhận định: "Quyết định này nhấn mạnh sự tin tưởng của chúng tôi đối với vaccine và khả năng bảo vệ của chúng".

Khi các biến thể của nCoV bắt đầu lây lan rộng rãi vào tháng 12/2020, một số nhà khoa học lo ngại rằng vaccine Pfizer hoặc Moderna sẽ bị giảm tác dụng. Song, một nghiên cứu lớn về những người được tiêm vaccine Pfizer ở Israel cho thấy các biến thể mới không làm giảm hiệu quả của vaccine.

Từ tháng 1 đến tháng 3, Bộ Y tế Israel đã thu thập dữ liệu từ hàng triệu người sử dụng vaccine Pfizer. Vào thời điểm đó, biến thể B.1.1.7 từ Anh đang chiếm ưu thế ở Israel. Vaccine Pfizer vẫn có hiệu quả ít nhất 97% đối với các trường hợp mắc Covid-19 có triệu chứng, phải nhập viện hoặc tử vong.

Nghiên cứu mới ở Qatar được công bố trên Tạp chí Y khoa New England nhận thấy hai mũi vaccine Pfizer giúp giảm 75% nguy cơ mắc Covid-19 do biến thể B.1.351 từ Nam Phi và 90% đối với biến thể B.1.1.7 từ Anh.

Thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine Covid-19 có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ trong thời gian ngắn. Tuy vậy, một vài nghiên cứu mới chứng minh phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine Pfizer trên thực tế rất hiếm. Khoảng 63% người tham gia cuộc thử nghiệm vaccine này gặp tình trạng mệt mỏi, 55% bị đau đầu và 38% nhức mỏi cơ. Dựa trên dữ liệu ghi nhận được từ 28.000 người tiêm vaccine Pfizer trên ứng dụng điện thoại, các nhà nghiên cứu Anh phát hiện chưa đến 15% người bị mệt, dưới 14% người bị đau đầu và chỉ 5% bị đau cơ sau khi tiêm mũi đầu tiên hoặc mũi thứ hai.

Tuy nhiên, một số người tiêm vaccine J&J lại gặp chứng đông máu và giảm tiểu cầu, không hề xuất hiện trong thử nghiệm lâm sàng. Tính đến ngày 12/5, CDC ghi nhận 28 trường hợp gặp tác dụng phụ này trong số 8,7 triệu người được tiêm vaccine J&J. CDC cho rằng vaccine J&J nhiều mặt lợi hơn hại. Tính đến nay, tỷ lệ mắc chứng đông máu chỉ là ba trên một triệu, chủ yếu gặp ở phụ nữ dưới 50 tuổi. J&J đã dán nhãn cảnh báo về phản ứng phụ này của vaccine.

Theo VnExpress

 
Last edited by a moderator:

Triệu Tử Long

Đốc công
Thợ cả
Premium
NTB478
Cá nhân

Pfizer chào bán 31 triệu liều vaccine Covid-19 cho Việt Nam



VOV.VN - Nhà cung cấp Pfizer cũng đưa ra một số điều khoản ràng buộc rất chặt chẽ. Đó là 2 bên sẽ phải ký thỏa thuận khung trước, rồi mới ký thỏa thuận chi tiết theo mẫu được áp dụng với 70 quốc gia khác đã nhập khẩu vaccine của hãng.
Nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa tiết lộ một số thông tin về tiến trình mua vaccine của Việt Nam với hãng sản xuất vaccine Pfizer tại Mỹ.
Bộ KH&ĐT là cơ quan được Thủ tướng giao nhiệm vụ phối hợp với các Bộ Y tế, Tài chính, Tư pháp xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ việc mua vaccine, gửi xin ý kiến các thành viên Chính phủ. Thủ tướng cũng giao Bộ KH&ĐT có ý kiến thẩm định chính thức bằng văn bản về phương án mua vaccine phòng Covid-19 do Bộ Y tế đề xuất, đồng thời dự thảo quyết định phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật đấu thầu, báo cáo Thủ tướng.
Theo kết quả đàm phán tính đến ngày 9/5/2021, Pfizer có thể cung ứng cho Việt Nam khoảng 31 triệu liều vaccine. Theo đó, 15,5 triệu liều được giao trong quý III và nửa còn lại được cung cấp trong quý IV.

Tuy nhiên, nhà cung cấp Pfizer cũng đưa ra một số điều khoản ràng buộc rất chặt chẽ. Đó là 2 bên sẽ phải ký thỏa thuận khung trước, rồi mới ký thỏa thuận chi tiết theo mẫu được áp dụng với 70 quốc gia khác đã nhập khẩu vaccine của hãng.

Pfizer cũng yêu cầu miễn trừ trách nhiệm trong việc khiếu nại phát sinh từ hoặc liên quan đến vaccine hoặc việc sử dụng vaccine của Pfizer; không giao hàng theo đúng số lượng, thời gian dự kiến trong thỏa thuận; không có bảo lãnh tạm ứng, bảo đảm thực hiện hợp đồng; không áp dụng kê khai, kê khai lại giá…

Bộ Y tế đang trình Thủ tướng phê duyệt phương án mua lô vaccine này. Theo Bộ Y tế, đây là vaccine mới được nghiên cứu, sản xuất trong tình trạng khẩn cấp để phòng chống đại dịch, nên chưa có đầy đủ dữ liệu về an toàn, hiệu quả, nên có thể có các sự cố sau tiêm.

Do vậy, muốn mua được vaccine của Pfizer, Chính phủ phải chấp nhận rủi ro khi sử dụng và các điều kiện của nhà cung cấp.

Để đẩy nhanh tiến độ, Bộ Y tế đề xuất Thủ tướng cho phép miễn một số loại giấy tờ liên quan đến việc nhập khẩu như giấy chứng nhận chất lượng (kiểm định xuất xưởng) của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu; Giấy chứng nhận xuất xưởng do Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế cấp…

Bộ Y tế cho biết sau khi Thủ tướng phê duyệt phương án mua, cơ quan này sẽ tiến hành đàm phán cụ thể với Pfizer về kế hoạch giao hàng, từ đó xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp các dịch vụ bảo quản, vận chuyển, tiêm vaccine (nếu cần thiết) hoặc chủ động thực hiện.

Vaccine Pfizer do hãng dược Mỹ Pfizer và hãng công nghệ sinh học Đức BioNTech phát triển. Cuối năm 2020, hãng công bố giá bán là 39 USD một liệu trình gồm 2 mũi tiêm (mỗi liều giá 19,5 USD). Tuy nhiên, hồi tháng 4/2021, ông Albert Bourla, Giám đốc điều hành (CEO) Hãng Pfizer, cho biết giá bán vaccine ở nước giàu như Mỹ và châu Âu có thể cao hơn; các nước nghèo có thể được mua với giá gốc./.


 

Cảnh báo !

Quý vị đang xem tin đăng mã số NTB 1451. Tin đăng này chưa được kiểm chứng nên chúng tôi KHÔNG chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin. Quý vị vui lòng liên hệ với chủ sở hữu theo số điện thoại ở trên để xác thực. Trường hợp phát hiện nội dung tin đăng không chính xác, quý vị hãy thông báo cho chúng tôi bằng cách trả lời dưới bài viết này.
Top